Loại hình Nón núi lửa

Loại hình cơ bản của nón núi lửa có ba loại.

  1. Nón dung nham, toàn bộ hoặc về phương diện cơ bản là do nhiều tầng dung nham cơ tính tạo thành, hình trạng của nó bẹt và bằng phẳng, độ nghiêng thoai thoải (2° - 10°), phần đỉnh có miệng núi lửa hình dạng cái chén. Trong đó phạm vi cực kì to lớn được gọi là núi lửa hình khiên.
  2. Nón mạt vụn toàn bộ là do mạt vụn núi lửa hợp thành. Mặt phẳng của nó gần giống hình tròn, độ nghiêng khoảng chừng 30°, phần đỉnh có một cái miệng núi lửa hình dạng phễu.
  3. Nón phức hợp là do tầng dung nhammạt vụn lẫn nhau tạo thành, cũng gọi là nón núi lửa dáng tầng, độ nghiêng của nó đại đa số vượt qua 30°, hình trạng khá đối xứng, phần trên có nhiều dung nham, phần dưới và cạnh ven chủ yếu là mạt vụn núi lửa. Miệng núi lửa hiện ra hình dạng chén hoặc hình dạng phễu.[2]

Ngoài ra, có một ít phần trên cái dốc của nón núi lửa vẫn có nón núi lửa loại nhỏ, đường thông suốt của nó nối liền lẫn nhau với nón núi lửa chính, không có nguồn mắc-ma độc lập. Nón núi lửa loại nhỏ này gọi là nón kí sinh.[3]